Tin tổ chức tết trăng rằm của cửa hàng 205 nguyễn văn cừ
Tin tổ chức tết trăng rằm của cửa hàng 205 nguyễn văn cừ
Quán nước - Tập trung túm tụm buôn bán thông tin vỉa hè - Tự do cầm mic Không tính số bài viết trong mục này
Ngày 11-9-2011(14 tháng 8 âm lịch):Trẻ em và Tết Trung Thu Những truyền thuyết Trung Thu
Đêm rằm tháng 8 năm ấy trăng sáng vằng vặc, gió mát hây hây, nhà vua dạo chơi ngắm cảnh trong vườn thượng uyển. Bỗng một ông tiên râu tóc bạc phơ hiện ra, dùng cây gậy thần làm cầu cho vua lên thăm cung trăng. Quang cảnh cung Quảng Hằng khác xa nơi trần thế, ở đây có những nàng tiên đẹp như mộng, múa điệu nghê thường làm mê mẩn lòng người... Nhà vua đang say mê ngắm cảnh kỳ thú ấy thì bị ông tiên đưa trở lại trần thế. Vừa luyến tiếc và vừa để ghi nhớ này du nguyệt điện, vua Đường Minh Hoàng đã đặt ra Tết Trung Thu. Ngày ấy mọi nhà trăng đèn kết hoa, bày bánh trái, hoa quả làm lễ trông trăng thật vui vẻ.
Có một truyền thuyết khác về Tết Trung Thu được lưu truyền ở Trung Quốc từ thế kỷ XIV. Ngày ấy đất nước này đang bị quân Nguyên Mông chiếm đóng. Ngày rằm tháng 8, nhiều phụ nữ đã giấu mật thư trong những chiếc bánh để báo cho những người lính biết: dân sẽ treo những chiếc lồng đèn nhiều màu sắc trước nhà báo hiệu mọi người đã sẵn sàng tham gia khởi nghĩa. Từ đó, rằm tháng 8 hàng năm được coi là Tết Trung Thu, vào dịp này người ta thường làm các loại mặt nạ ,bánh trái, lồng đèn đủ màu sắc để đón trăng
Ở Việt Nam, Tết Trung Thu ít bị ảnh hưởng của người Trung Hoa. Từ trong gia đình đến làng xóm không mấy ai quan tâm và biết đến câu chuyện Đường Minh Hoàng lên thăm cung trăng hay nhân dân Trung Quốc ở thế kỷ XIV khởi nghĩa chống quân Nguyên Mông. Tết Trung Thu của người Việt Nam thường gắn liền với hình ảnh chị Hằng, chú Cuội. Vào rằm tháng 8, người ta bày cỗ Trung Thu trong khung cảnh trăng thanh gió mát với những đặc sản của mùa thu để tạ ơn trời đất và dâng cúng tổ tiên. Bên cạnh việc bày cỗ trông trăng trong không khí thanh bình yên ả, nam nữ cùng nhau hát đối đáp, hát trống quân, trẻ em rộn rã trong đám múa lân, rước đèn...
Dù Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu thì từ lâu đã ăn vào tâm thức của mỗi người Việt Nam và trở thành một trong những nét đặc trưng về bản sắc văn hóa dân tộc. Ngày xưa, Tết Trung Thu là dịp để người lớn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tạ ơn trời đất và dâng cúng tổ tiên. Còn ngày nay, Trung Thu được coi là cái Tết của riêng trẻ em, đây là dịp để các gia đình, xã hội thể hiện sự quan tâm chăm sóc các em.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trung Thu nào Người cũng có thư thăm hỏi, động viên và chúc mừng các em thiếu niên, nhi đồng. Và ai cũng nhớ câu thơ nổi tiếng của Bác: “Trung Thu trăng sáng như gương. Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.
Tết Trung Thu hàng năm đã trở thành ngày hội lớn của tất cả trẻ em, các em được gia đình, các cấp, các ngành và toàn xã hội chăm lo. Đêm hội Trung Thu, trẻ em được bày cỗ ngắm trăng, rước đèn, sinh hoạt văn nghệ tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi miền. Quan chức các cấp, các ngành chú trọng và tặng quà cho các cháu.
Ở nước ta, Tết Trung Thu hàng năm đã trở thành “Ngày toàn dân bảo vệ chăm sóc trẻ em”. Tết Trung Thu của trẻ em Bắc Giang hằng năm đã huy động nhiều nguồn lực của toàn xã hội để chăm lo cho các em. Nhiều hoạt động thiết thực như thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, hỗ trợ tổ chức đêm Trung Thu cho trẻ em ở các xã khó khăn đã được các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, xã hội tích cực hưởng ứng tham gia! Nhân dịp này tớ chúc cả nhà là thành viên của HSNSL chăm ngoan học giỏi
Thành viên đã cảm ơn Tuyen.ShowTime cho bài viết tốt trên :