hsnsl, forum ngo si lien, dien dan ngo si lien diễn đàn ngô sĩ liên, forum ngô sĩ liên, hsngosilien
diễn đàn ngô sĩ liên, forum ngô sĩ liên, hsngosilien
  > Kiến thức - Học tập > Khoa học tự nhiên > Hoá học

Hoá học Hóahọc, tài liệu ôn thi môn hóa, đề thi hóa, học hóa học online, học hóa trực tuyến, học hóa trên mạng

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 24-08-2010, 12:39
Ăn 1 quả trả 1 cục...vẫn là vàng:D
 
[KF]_GeoMancer's Avatar
[KF]_GeoMancer [KF]_GeoMancer is offline
 
​​​​​Thông tin thành viên
Họ & Tên: ๑۩۞۩๑¥€ñnîe!!!๑ஐ๑
Yahoo Chat: humi4ever@yah.c
Tuổi: 99
Bài gửi: 162
Nhuận bút: 63 Xu
Đã cảm ơn: 131 lần
Được cảm ơn 150 lần trong 87 bài viết
Default một số phản ứng ôxh. khử

một số phản ứng ôxh. khử

Hoá học - Hóahọc, tài liệu ôn thi môn hóa, đề thi hóa, học hóa học online, học hóa trực tuyến, học hóa trên mạng



II.1. Phản ứng oxi hóa- khử (Oxid hóa - khử)
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó nguyên tử hay ion này nhường điện tử cho nguyên tử hay ion khác.
Hay: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự cho, nhận điện tử; Hay: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Thí dụ:
Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu
0 +2 +2 0
Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu

Fe + 2HCl FeCl2 + H2¬
0 +1 +2 0
Fe + 2H+ Fe2+ + H2¬

0 0 +3 -2
2Al + 3/2O2 Al2O3

II.2. Chất oxi hóa (Chất oxid hóa, Chất bị khử)
Chất oxi hóa là chất nhận điện tử được hay là chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Chất oxi hóa sau khi nhận điện tử sẽ tạo thành chất khử tương ứng (chất khử liên hợp). Do đó, chất oxi hóa còn được gọi là chất bị khử.
Thí dụ: Cu2+, H+ , O2
Chất oxi hóa càng mạnh khi càng dễ nhận điện tử.
II.3. Chất khử (Chất bị oxi hóa, Chất bị oxid hóa)
Chất khử là chất cho điện tử được hay là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất khử sau khi cho điện tử sẽ tạo thành chất oxi hóa tương ứng. Do đó, chất khử còn được gọi là chất bị oxi hóa.
Thí dụ: Zn, Fe, Al
Chất khử càng mạnh khi càng dễ cho điện tử.
Cách nhớ: Khử cho, O nhận (Chất khử cho điện tử, chất oxi hóa nhận điện tử)
II.4. Phản ứng oxi hóa (Quá trình oxi hóa, Sự oxi hóa, Phản ứng nhận điện tử)
Phản ứng oxi hóa là phản ứng trong đó chất khử cho điện tử để tạo thành chất oxi hóa tương ứng (chất oxi hóa liên hợp).
Thí dụ:
0 +2
Zn -2e Zn2+
Chất khử Chất oxi hóa
Zn2+ là chất oxi hóa tương ứng (chất oxi hóa liên hợp) của chất khử Zn.
Zn là chất khử tương ứng (chất khử liên hợp) của chất oxi hóa Zn2+.







II.5. Phản ứng khử (Quá trình khử, Sự khử, Phản ứng nhận điện tử)
Phản ứng khử là phản ứng trong đó chất oxi hóa nhận điện tử để tạo thành chất khử tương ứng (chất khử liên hợp).
Thí dụ:
+2 0
Cu2+ + 2e Cu
Chất oxi hóa Chất khử
Cu là chất khử tương ứng (chất khử liên hợp) của chất oxi hóa Cu2+.
Cu2+ là chất oxi hóa tương ứng (chất oxi hóa liên hợp) của chất khử Cu.

II.6. Phản ứng oxi hóa và phản ứng khử luôn luôn đi chung với nhau và tạo thành phản ứng oxi hóa - khử.

Thí dụ:
Zn - 2e Zn2+ Phản ứng oxi hóa
Cu2+ + 2e Cu Phản ứng khử
________________________
Zn + Cu2+  Zn2+ + Cu Phản ứng oxi hóa - khử

II.7. Qui luật diễn tiến của phản ứng oxi hóa khử trong dung dịch

Phản ứng oxi hóa khử xảy ra trong dung dịch theo hướng giữa chất khử mạnh với chất oxi hóa mạnh để tạo chất oxi hóa và chất khử tương ứng yếu hơn.
Thí dụ:
Phản ứng Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu xảy ra được là do Zn có tính khử mạnh hơn Cu và Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.
Phản ứng Cl2 + 2KBr 2KCl + Br2 xảy ra được là do Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2 và Br- có tính khử mạnh hơn Cl-.

II.8. Cặp oxi hóa khử (Đôi oxi hóa khử. Ký hiệu Ox/Kh)
Cặp oxi hóa khử là tập hợp gồm hai chất, chất oxi hóa và chất khử tương ứng (chất oxi hóa và chất khử liên hợp), trong đó chất oxi hóa được đặt phía trước, chất khử tương ứng đặt phía sau và cách nhau bằng một gạch dọc (Ox/Kh).
Thí dụ:
Fe2+/Fe, Ag+/Ag, Al3+/Al, 2H+/H2, Cl2/2Cl-, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu, Cu2+/Cu+
Trong một cặp oxi hóa khử thì độ mạnh của chất oxi hóa và của chất khử ngược nhau. Nghĩa là nếu chất oxi hóa rất mạnh thì chất khử tương ứng sẽ rất yếu và ngược lại, nếu chất khử rất mạnh thì chất oxi hóa tương ứng sẽ rất yếu.
Thí dụ:
Với cặp K+/K thì do K có tính khử rất mạnh nên K+ có tính oxi hóa rất yếu.
Với cặp Au3+/Au thì do Au có tính khử rất yếu nên Au3+ có tính oxi hóa rất mạnh.

II.9. Dãy thế điện hóa (Dãy hoạt động hóa học các kim loại, Dãy Beketov)
Trong dãy thế điện hóa, người ta sắp các kim loại (trừ H là phi kim) theo thứ tự, từ trước ra sau, có độ mạnh tính khử giảm dần; Còn các ion kim loại tương ứng (ion dương) theo thứ tự, từ trước ra sau, có độ mạnh tính oxi hóa tăng dần.
K Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Hg Pt Au
Chiều độ mạnh tính khử giảm dần.
K+ Ca2+ Na+ Mg2+ Al3+ Mn2+ Zn2+ Cr3+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Ag+ Hg2+ Pt2+ Au3+
Chiều độ mạnh tính oxi hóa tăng dần.
Cách nhớ: Khi Cần Nạt, Má Nhôm Mang Záp Crom- Sắt, Nịt Thiếc - Chì, Hay Đồng- Bạc. Hao Phí Vàng.







Re: Phản ứng oxi hoá - khử





II.10. Thế điện hóa chuẩn (E0 OX/Kh)
Thế điện hóa chuẩn của cặp oxi hóa khử nào càng lớn về đại số thì chất oxi hóa đó càng mạnh, chất khử tương ứng càng yếu; Còn thế điện hóa chuẩn của cặp oxi hóa khử nào càng nhỏ về đại số thì chất oxi hóa đó càng yếu, chất khử tương ứng càng mạnh.

E0Ox1/Kh1 > E0Ox2/Kh2 Tính oxi hóa: Ox1 > Ox2
Tính khử: Kh1 < Kh2
Thí dụ:
Thực nghiệm cho biết: E0Ag+/Ag > E0Fe3+/Fe2+ >E0Cu2+/Cu > E0Fe2+/Fe
Do đó,
tính oxi hóa: Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+
tính khử: Ag < Fe2+ < Cu < Fe
Sau đây là trị số thế điện hóa chuẩn của một số cặp oxi hóa khử thường gặp (Người ta xác định được các trị số này là do thiết lập các pin điện hóa học giữa các cặp oxi hóa khử khác với cặp oxi hóa khử hiđro . Với điện cực hiđro được chọn làm điện cực chuẩn và qui ước E02H+/H2 = 0 V)

Cặp oxi hóa/khử Thế điện hóa chuẩn (E0Ox/Kh, Volt, Vôn) (Thế khử chuẩn)
K+/K -2,92
Ca2+/Ca -2,87
Na+/Na -2,71
Mg2+/Mg -2,37
Al3+/Al -1,66
Mn2+/Mn -1,19
Zn2+/Zn -0,76
Cr3+/Cr -0,74
Fe2+/Fe -0.44
Ni2+/Ni -0,26
Sn2+/Sn -0,14
Pb2+/Pb -0,13
Fe3+/Fe -0,04
2H+(axit)/H2 0,00
Cu2+/Cu+ +0,16
Cu2+/Cu +0,34
Cu+/Cu +0,52
Fe3+/Fe2+ +0,77
Ag+/Ag +0,80
Hg2+/Hg +0,85
Pt2+/Pt +1,20
Au3+/Au +1,50








Re: Phản ứng oxi hoá - khử





Lưu ý
L.1.

E0Ag+/Ag > E0Fe3+/Fe2+ > E0Cu2+/Cu > E02H+/H2 > E0Fe2+/Fe > E0Zn2+/Zn
(+0,80V) (+0,77V) (+0,34V) (0,00V) (-0,44V) (-0,76V)


Tính oxi hóa: Ag+> Fe3+ > Cu2+ > H+ > Fe2+ > Zn2+
Tính khử: Ag < Fe2+ < Cu < H2 < Fe < Zn
L.2.
Fe + Fe2+(dd)

0 +3 +2
Fe + Fe3+(dd) 2Fe2+
Chất khử Chất oxi hóa Chất khử
Chất oxi hóa
Phản ứng trên xảy ra được là do: Tính khử: Fe > Fe2+
Tính oxi hóa: Fe3+ > Fe2+

Thí dụ:
Fe + FeCl2
Fe + 2FeCl3 3FeCl2
Fe + Fe2(SO4)3 3FeSO4

L.3.
Cu + Fe2+ (dd)

0 +3 +2 +2
Cu + 2Fe3+ (dd) Cu2+ + 2Fe2+
Chất khử Chất oxi hóa Chất oxi hóa Chấtkhử

Phản ứng trên xảy ra được là do: Tính khử: Cu > Fe2+
Tính oxi hóa: Fe3+ > Cu2+
Thí dụ:
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Cu + FeSO4
Cu + Fe2(SO4)3 CuSO4 + 2FeSO4
Cu + 2Fe(NO3 )3 Cu(NO3 )2 + 2Fe(NO3 )2
Cu + Fe(CH3 COO)2
Cu + 2Fe(HCOO)3 Cu(HCOO)2 + 2Fe(HCOO)2








Re: Phản ứng oxi hoá - khử





L.4.
Ag+(dd) + Fe3+(dd)
(Dung dịch muối bạc với dung dịch muối sắt (III) không có xảy ra phản ứng
oxi hóa khử, nhưng có thể xảy ra phản ứng trao đổi)
+1 +2 0 +3
Ag+(dd) + Fe2+(dd) Ag + Fe3+
Chất oxi hóa Chất khử Chất khử Chất oxi hóa
Phản ứng trên xảy ra được là do: Tính khử: Fe2+ > Ag
Tính oxi hóa: Ag+ > Fe3+
Thí dụ:
AgNO3 + Fe(NO3 )3
AgNO3 + Fe(NO3 )2 Ag + Fe(NO3 )3
3AgNO3 + 3Fe(CH3 COO)2 3Ag + 2Fe(CH3 COO)3 + Fe(NO3 )3
AgNO3 + Fe(CH3 COO)3
Nhưng:
3AgNO3 + FeCl3 3AgCl + Fe(NO3 )3 (Phản ứng trao đổi)
3CH3 COOAg + FeBr3 3AgBr + Fe(CH3 COO)3 (Phản ứng trao đổi)
L.5.
Fe(dư) + 2Ag+(dd) Fe2+ + 2Ag

Fe + 3Ag+(dd, dư) Fe3+ + 3Ag
Vì:
Fe + 2Fe3+(dd) 3Fe2+
Ag+(dd) + Fe2+(dd) Ag + Fe3+
Thí dụ:
Fe(dư) + 2AgNO3 Fe(NO3 )2 + 2Ag
Fe + 3AgNO3 (dư) Fe(NO3 )3 + 3Ag
Fe + 3CH3 COOAg (dư) Fe(CH3 COO)3 + 3Ag
Fe(dư) + 2AgClO3 Fe(ClO3 )2 + 2Ag
L.6.
3Zn(dư) + 2Fe3+(dd) 3Zn2+ + 2Fe

Zn + 2Fe3+(dd, dư) Zn2+ + 2Fe2+
Vì:
Zn + Fe2+ Zn2+ + Fe
2Fe3+ + Fe 3Fe2+
Thí dụ:
3 Zn(dư) + 2FeCl3 3ZnCl2 + 2Fe
Zn + 2FeCl3 (dư) ZnCl2 + 2FeCl2
Zn + FeCl2 ZnCl2 + Fe
Zn + Fe2(SO4 )3 (dư) ZnSO4 + 2FeSO4
3Zn(dư) + 2Fe(NO3 )3 3Zn(NO3 )2 + 2Fe
L.7.
Tổng quát, kim loại đồng (Cu) không tác dụng với dung dịch muối đồng (II), nhưng đồng có thể tác dụng với dung dịch muối đồng (II) clorua để tạo đồng (I) clorua. Nguyên nhân là do CuCl kết tủa (không tan trong dung dịch nước).
0 +2 +1
Cu + Cu2+(dd) 2Cu+
Chất oxi hóa Chất khử Chất khử
Chất oxi hóa
Phản ứng không xảy ra là do: Tính khử: Cu < Cu+
Tính oxi hóa: Cu2+ < Cu+
Cu + CuCl2(dd) 2CuCl
Cu + CuSO4 (dd)
Cu + Cu(NO3)2 (dd)
;D










Re: Phản ứng oxi hoá - khử





L.8.
+1 +1 +2 0
Cu+ + Cu+ Cu2+ + Cu
Chất khử Chất oxi hóa Chất oxi hóa Chất khử
Phản ứng trên xảy ra được là do: Tính khử: Cu+ > Cu
Tính oxi hóa: Cu+ > Cu2+
(E0Cu+/Cu = 0,52V > E0Cu2+/Cu+ = 0,16V)
Thí dụ:
Cu2O + H2SO4 (l)  CuSO4 + Cu + H2O
[ Cu2O + H2SO4 (l) Cu2SO4 + H2O
Cu2SO4 + Cu2SO4  2Cu + 2CuSO4 ]
(CuCl không tan trong nước, còn các muối đồng (I) khác, nói chung, không tồn tại)
Bài tập 4
viết các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho kim loại đồng (Cu) vào từng dung dịch sau đây: Fe2 (SO4 )3; FeCl2; Cu(CH3COO)2; CuSO4 ; CuCl2; AgNO3; NaNO3; HNO3(l); NaNO3 trộn với HCl; HCl; HCl có hòa tan O2; H2SO4(l); H2SO4(l) có hòa tan O2; Fe(NO3)3; Fe(CH3COO)2 ; HNO3(đ, nguội); HNO3(đ, nóng); Al(NO3)3; Fe(NO3)2 ; Fe(CH3COO)3; HgCl2; Hỗn hợp Cu(NO3)2 - H2SO4 (l).
Bài tập 4'
Viết các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho kim loại sắt (Fe) vào từng dung dịch sau đây: FeCl2; Fe(NO3)3; CuSO4; ZnSO4 ; HCl; AgNO3(dư); CH3COOAg(thiếu); HNO3(l); KNO3; KNO3 trộn với HCl; H2SO4 (l); H2 SO4 (đ, nguội); H2SO4 (đ, nóng); FeBr3; FeSO4 ; HNO3(đ, nguội); HNO3(đ, nóng); CH3COOH; CH3COOAg(dư); Cu2+; Fe2+; Fe3+; Mg(HCOO)2 .
Bài tập 5 (Tuyển sinh đại học khối A, năm 2003)
Trộn một chất oxi hóa với một chất khử trong dung dịch. Phản ứng có xảy ra không? Nếu có thì theo chiều nào? Cho thí dụ minh họa.
Trong dãy điện hóa của kim loại, vị trí một số cặp oxi hóa khử được sắp xếp như sau: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Hãy cho biết:
Trong số các kim loại Al, Fe, Ni, Ag, kim loại nào phản ứng được với dung dịch muối sắt (III). Viết các phương trình phản ứng.
Phản ứng giữa dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2 có xảy ra không? Nếu có, hãy giải thích và viết phương trình phản ứng.
Bài tập 5'
Thế điện hóa chuẩn của một số cặp oxi hóa khử theo chiều giảm dần như sau:
E0 Ox/Kh : Ag+/Ag > Fe3+/Fe2+ > Cu2+/Cu > Fe2+/Fe > Zn2+/Zn.
Hãy so sánh độ mạnh giữa các chất oxi hóa và giữa các chất khử trong các cặp oxi hóa khử trên.
Viết phản ứng (nếu có) khi cho:
Trộn dung dịch muối bạc với dung dịch muối sắt (II).
Cho bột kim loại bạc vào dung dịch muối sắt (III).
Cho bột sắt vào dung dịch muối bạc có dư.
Cho bột sắt vào dung dịch muối kẽm.
Cho bột kẽm vào dung dịch muối sắt (III) có dư.
Cho bột đồng vào dung dịch muối sắt (III).









Re: Phản ứng oxi hoá - khử

« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Tư 26, 2007, 0714 AM »


Bài tập 6
Cho 4,48 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3 0,2M và Fe2(SO4)3 0,25M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam chất rắn và dung dịch A.
Tính m.
Xác định nồng độ mol (mol/l) của dung dịch A.
Nếu cô cạn dung dịch A, tính khối lượng muối khan thu được.
(Cho biết các muối FeCl2, FeSO4 đều hòa tan được trong nước)
(Fe = 56; Cl = 35,5; S = 32; O = 16)
ĐS: m = 0,56g; FeCl2 0,3M; FeSO4 0,75M; 7,62g FeCl2; 22,8g FeSO4
Bài tập 6'
Cho 2,24 gam bột sắt vào một cốc có chứa 400 ml dung dịch AgNO3 0,225M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thu được m gam chất rắn và 400 ml dung dịch A.
Tính m.
Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch A.
(Fe = 56; Ag = 108)
ĐS: m = 9,72g; Fe(NO3)2 0,075M; Fe(NO3)3 0,025M
Bài tập 7 (Tuyển sinh đại học khối A, năm 2002)
Cho 18,5 gam hỗn hợp Z gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Z1 và còn lại 1,46 gam kim loại.
Viết các phản ứng.
Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3.
Tính khối lượng muối trong dung dịch Z1.
(Fe = 56; O = 16; N = 14)
ĐS: HNO3 3,2M; 48,6g

Bài tập 7'
Cho 1,95 gam bột kẽm vào 200 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,125M, khuấy đều. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được x gam chất rắn và dung dịch Y.
Tính x.
Cô cạn dung dung dịch Y, tính khối lượng muối khan thu được.
(Zn = 65; Fe = 56; S = 32; O = 16)
ĐS: x = 0,28g; 4,83g ZnSO4; 6,84g FeSO4








Re: Phản ứng oxi hoá - khử

« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Tư 26, 2007, 0747 AM »


Bài tập 8
Cho từ từ a mol bột kim loại sắt vào một cốc đựng dung dịch chứa b mol AgNO3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ứng với các trường hợp có thể có. Tìm điều kiện liên hệ giữa a, b để có các trường hợp này và tìm số mol mỗi chất thu được theo a, b các chất thu được (không kể dung môi H2O) ứng với từng trường hợp trên.
Bài tập 8'
Cho từ từ dung dịch chứa b mol AgNO3 vào một cốc đựng a mol bột Fe. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ứng với các trường hợp có thể có. Tìm điều kiện liên hệ giữa a, b để có các trường hợp này và tính số mol các chất thu được theo a, b (không kể dung môi) ứng với từng trường hợp trên.
Bài tập 9
Cho từ từ x mol bột kim loại kẽm (Zn) vào một cốc đựng dung dịch có hòa tan y mol FeCl3. Viết phương trình phản ứng xảy ra ứng với các trường hợp có thể có. Tìm điều kiện liên hệ giữa x, y để có các trường hợp này và tính số mol mỗi chất thu được theo x, y (không kể dung môi) ứng với từng trường hợp trên.
Bài tập 9'
Yêu cầu giống bài tập 6, nhưng bây giờ cho từ từ dung dịch chứa y mol FeCl3 vào cốc đựng x mol bột kẽm.









Re: Phản ứng oxi hoá - khử






QT khử
N+5 +3e ---> N+2(QT khử)
(chat Oxh)
(thì bị khử)
Thấy dấu +3eQT thu(nhận) electron
Thấy (+5)->(+2)->là QT giảm số Oxh
QT Oxh
Fe -3e ---> Fe+3(QT Oxh)
(chất khử)
(thì bị oxh)
Thấy dấu (-3e) -----> là QT nhường electron
Thấy (0)---->(+3)--->là QT tăng số Oxh


Bao nhiêu đây la mọi câu hỏi giáo khoa về Qt oxh khử chúng ta có thể chọn đáp án đúng chính xác (độ tin cậy 100 %)








Re: Phản ứng oxi hoá - khử









QT khử
N+5 +3e ---> N+2(QT khử)




Trả Lời Với Trích Dẫn