hsnsl, forum ngo si lien, dien dan ngo si lien diễn đàn ngô sĩ liên, forum ngô sĩ liên, hsngosilien
diễn đàn ngô sĩ liên, forum ngô sĩ liên, hsngosilien
  > Kiến thức - Học tập > Khoa học tự nhiên > Hoá học

Hoá học Hóahọc, tài liệu ôn thi môn hóa, đề thi hóa, học hóa học online, học hóa trực tuyến, học hóa trên mạng

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Old 10-12-2010, 00:16
Sống là không ngừng cố gắng
 
pokco's Avatar
pokco pokco is offline
 
​​​​​Thông tin thành viên
Họ & Tên: Nguyễn Thành Đạt
Tuổi: 17
Bài gửi: 443
Nhuận bút: 2,856 Xu
Đã cảm ơn: 87 lần
Được cảm ơn 261 lần trong 147 bài viết
A04 [Chuyên đề] Cân bằng phản ứng

[Chuyên đề] Cân bằng phản ứng

Hoá học - Hóahọc, tài liệu ôn thi môn hóa, đề thi hóa, học hóa học online, học hóa trực tuyến, học hóa trên mạng



Nguyên tắc chung để cân bằng phản ứng oxi hóa khử là số điện tử cho của
chất khử phải bằng số điện tử nhận của chất oxi hóa hay số oxi hóa tăng
của chất khử phải bằng số oxi hóa giảm của chất oxi hóa.

1. PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG ĐIỆN TỬ (THĂNG BẰNG ELECTRON)

Thực hiện các giai đoạn:

+ Viết phương trình phản ứng xảy ra với đầy đủ tác chất, sản phẩm (nếu đầu bài yêu cầu bổ sung phản ứng, rồi mới cân bằng).

+ Tính số oxi hóa của nguyên tố có số oxi hóa thay đổi. Nhận diện chất oxi hóa, chất khử.

+ Viết phản ứng cho, phản ứng nhận điện tử (Phản ứng oxi hóa, phản ứng
khử). Chỉ cần viết nguyên tử của nguyên tố có số oxi hóa thay đổi, với
số oxi hóa được để bên trên. Thêm hệ số thích hợp để số nguyên tử của
nguyên tố có số oxi hóa thay đổi hai bên bằng nhau.

+ Cân bằng số điện tử cho, nhận. Số điện tử cho của chất khử bằng số
điện tử nhận của chất oxi hóa (Hay số oxi hóa tăng của chất khử bằng số
oxi hóa giảm của chất oxi hóa) bằng cách thêm hệ số thích hợp.

+ Phối hợp các phản ứng cho, nhận điện tử; các hệ số cân bằng tìm được;
và phản ứng lúc đầu để bổ sung hệ số thích hợp vào phản ứng lúc đầu.

+ Cuối cùng cân bằng các nguyên tố còn lại (nếu có) như phản ứng trao đổi.

2. PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG ION - ĐIỆN TỬ



Thực hiện các bước sau đây:

+ Viết phương trình phản ứng với đầy đủ tác chất, sản phẩm (nếu chưa có phản ứng sẵn).

+ Tính số oxi hóa của các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi. Nhận diện chất oxi hóa, chất khử.

+ Viết dưới dạng ion chất nào phân ly được thành ion trong dung dịch.
(Chấtnào không phân ly được thành ion như chất không tan, chất khí,
chất không điện ly, thì để nguyên dạng phân tử hay nguyên tử). Tuy
nhiên chỉ giữ lại nhưng ion hay phân tử nào chứa nguyên tố có số oxi
hóa thay đổi (ion hay phân tử nào chứa nguyên tố có số oxi hóa không
thay đổi thì bỏ đi).

+ Viết các phản ứng cho, phản ứng nhận điện tử (chính là các phản ứng
oxi hóa, phản ứng khử). Viết nguyên cả dạng ion hay phân tử, với số oxi
hóa để bên trên. Thêm hệ số thích hợp để số nguyên tử của nguyên tố có
số oxi hóa thay đổi hai bên bằng nhau.

+ Cân bằng số điện tử cho, nhận. Số điện tử cho của chất khử phải bằng
số điện tử nhận của chất oxi hóa (Hay số oxi hóa tăng của chất khử phải
bằng số oxi hóa giảm của chất oxi hóa) bằng cách nhân hệ số thích hợp.
Xong rồi cộng vế với vế các phản ứng cho, phản ứng nhận điện tử.

+ Cân bằng điện tích. Điện tích hai bên phải bằng nhau. Nếu không bằng
nhau thì thêm vào ion H+ hoặc ion OH- tùy theo phản ứng được thực hiện
trong môi trường axit hoặc bazơ. Tổng quát thêm H+ vào bên nào có axit
(tác chất hoặc sản phẩm); Thêm OH- vào bên nào có bazơ. Thêm H2O phía
ngược lại để cân bằng số nguyên tử H (cũng là cân bằng số nguyên tử O).

+ Phối hợp hệ số của phản ứng ion vừa được cân bằng xong với phản ứng
lúc đầu để bổ sung hệ số thích hợp vào phản ứng lúc đầu (Chuyển phản
ứng dạng ion trở lại thành dạng phân tử).

+ Cân bằng các nguyên tố còn lại, nếu có, như phản ứng trao đổi.

3. CÂN BẰNG THEO PHƯƠNG PHÁP ĐẠI SỐ



Thực hiện các bước sau:

+ Viết phương trình phản ứng xảy ra với đầy đủ tác chất, sản phẩm (nếu đầu bài yêu cầu bổ sung phản ứng rồi mới cân bằng).

+ Đặt các hệ số bằng các chữ a, b, c, d, đứng trước các chất trong phản ứng.

+ Lập hệ phương trình toán học liên hệ giữa các hệ số này với nguyên
tắc số nguyên tử củatừng nguyên tố bên tác chất và bên sản phẩm bằng
nhau. Nếu phản ứng ở dạng ion thì còn đặt thêm một phương trình toán
nữa là điện tích bên tác chất và bên sản phẩm bằng nhau.

+ Giải hệ phương trình toán. Thường số phương trình toán lập được ít
hơn một phương trình so với số ẩn số. Tuy nhiên ta có thể chọn bất cứ
một hệ số nào đó bằng 1. Do đó có số
phương trình toán bằng số ẩn số, nên sẽ giải được. Sau đó, nếu cần, ta nhân tất cả nghiệm số

Chú ý:

Chỉ khi nào đầu bài yêu cầu cân bằng theo phương pháp cụ thể nào đó thì
ta mới thực hiện các giai đoạn để cân bằng phản ứng theo đúng phương
pháp yêu cầu. Còn khi đầu bài không yêu cầu theo phương pháp nào (như
trong bài toán hóa học) thì ta cân bằng theo cách nào cũng được, càng
nhanh càng tốt. Thường ta thực hiện trực tiếp trên phản ứng vừa viết
với nguyên tắc số oxi hóa tăng bằng số oxi hóa giảm. Theo chương trình
phổ thông, chú ý phương pháp cân bằng điện tử. tìm được với cùng một số
thích hợp để các hệ số đều là số nguyên.



VÌ SAO NGƯỜI TA THẤT BẠI?
1. Thiếu mục tiêu.
2. Không ghi chép.
3. Không kiên định mục tiêu.
4. Không muốn tự chịu trách nhiệm.
5. Không hành động ngay.
6. Tự hạn chế khả năng của mình.
7. Không khống chế được tình cảm của mình.
8. Không muốn nỗ lực trong công việc.
9. Kết bạn sai làm hại mình.
10. Không quản lý tốt thời gian.
11. Sử dụng sai phương pháp và sách lược
12. Thiếu ý thức tự vươn lên.
13. Không quyết tâm và không làm việc hết sức mình.
14. Không vận dụng sức mạnh của tiềm thức.

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 10-12-2010, 00:27
Sống là không ngừng cố gắng
 
pokco's Avatar
pokco pokco is offline
 
​​​​​Thông tin thành viên
Họ & Tên: Nguyễn Thành Đạt
Tuổi: 17
Bài gửi: 443
Nhuận bút: 2,856 Xu
Đã cảm ơn: 87 lần
Được cảm ơn 261 lần trong 147 bài viết
Default Ðề: [Chuyên đề] Cân bằng phản ứng


Nội dung 1: Số oxi hoá, cách tính số oxi hóa của nguyên tố trong một hợp chất hóa học

oSố oxi hóa của nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử
nguyên tố đó trong phân tử, khi giả thiết rằng liên kết giữa các nguyên
tử trong phân tử là liên kết ion.

Quy tắc tính số oxi hóa:

• Trong đơn chất, số oxi hóa nguyên tố bằng 0:.
• Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử (trung hoà điện) bằng 0.
• Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong một ion phức tạp bằng điện tích của ion đó.
•Khi tham gia hợp chất, số oxi hoá của một số nguyên tố có trị số không đổi: H là +1, O là -2 …
oChú ý: Dấu của số oxi hoá đặt trước con số, còn dấu của điện tích ion đặt sau con số (số oxi hóa Fe+3 ; Ion sắt (III) ghi: Fe3+

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Nội dung 2: Các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá khử

§Phương pháp 1: Phương pháp đại số


Nguyên tắc:

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế phải bằng nhau.

Các bước cân bằng

Đặt ẩn số là các hệ số hợp thức. Dùng định luật bảo toàn khối lượng để cân bằng nguyên tố và lập phương trình đại số.
Chọn nghiệm tùy ý cho 1 ẩn, rồi dùng hệ phương trình đại số để suy ra các ẩn số còn lại.

Ví dụ: a FeS2 + b O2→ c Fe2O3 + d SO2

Ta có: Fe : a = 2c
S : 2a = d
O : 2b = 3c + 2d
Chọn c = 1 thì a=2, d=4, b = 11/2

Nhân hai vế với 2 ta được phương trình:

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2


§Phương pháp 2: phương pháp cân bằng electron
oNguyên tắc: dựa vào sự bảo toàn electron nghĩa là tổng số electron của
chất khử cho phải bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
oCác bước cân bằng:

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng với các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.
Bước 2: Viết các quá trình: khử (cho electron), oxi hóa (nhận electron).
Bước 3:Cân bằng electron: nhân hệ số để:
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.
(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).
Bước 4: Cân bằng nguyên tố không thay đổi số oxi hoá (thường theo thứ tự:
kim loại (ion dương):
gốc axit (ion âm).
môi trường (axit, bazơ).
nước (cân bằng H2O để cân bằng hiđro).
Bước 5: Kiểm soát số nguyên tử oxi ở 2 vế (phải bằng nhau).

Lưu ý:

Khi viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử của từng nguyên tố, cần theo đúng chỉ số qui định của nguyên tố đó.
oVí dụ:
Fe + H2SO4đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Fe0 → Fe+3 + 3e

1 x 2Fe0 → 2Fe+3 + 6e

3 x S+6 + 2e → S+4
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H20


§Phương pháp 3: phương pháp cân bằng ion – electron
oPhạm vi áp dụng: đối với các quá trình xảy ra trong dung dịch, có sự
tham gia của môi trường (H2O, dung dịch axit hoặc bazơ tham gia).
oCác nguyên tắc:
•Nếu phản ứng có axit tham gia: vế nào thừa O phải thêm H+ để tạo H2O và ngược lại.
•Nếu phản ứng có bazơ tham gia: vế nào thừa O phải thêm H2O để tạo ra OH-

§Các bước tiến hành:
Bước 1: Tách ion, xác định các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi và viết các nửa phản ứng oxi hóa – khử.
Bước 2: Cân bằng các bán phản ứng:
Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế:
Thêm H+ hay OH-
Thêm H2O để cân bằng số nguyên tử hiđro
Kiểm soát số nguyên tử oxi ở 2 vế (phải bằng nhau).
Cân bằng điện tích: thêm electron vào mỗi nửa phản ứng để cân bằng điện tích
Bước 3: Cân bằng electron: nhân hệ số để:
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.
(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).
Bước 4: Cộng các nửa phản ứng ta có phương trình ion thu gọn.
Bước 5: Để chuyển phương trình dạng ion thu gọn thành phương trình ion
đầy đủ và phương trình phân tử cần cộng vào 2 vế những lượng bằng nhau
các cation hoặc anion để bù trừ điện tích.

Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng:
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O


Bước 1:
Cu + H+ + NO3- → Cu2+ + 2NO3- + NO + H2O
Cu0 → Cu2+
NO3-→ NO
Bước 2: Cân bằng nguyên tố:
Cu → Cu2+
NO3- + 4H+ → NO + 2H2O
Cân bằng điện tích
Cu → Cu2+ + 2e
NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
Bước 3: Cân bằng electron:
3 x Cu → Cu2+ + 2e
2 x NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
Bước 4: 3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Bước 5: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO +4H2O
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Nội dung 3: Các dạng phản ứng oxi hóa khử phức tạp

1. Phản ứng oxi hoá khử có hệ số bằng chữ

oNguyên tắc:
Cần xác định đúng sự tăng giảm số oxi hoá của các nguyên tố
Ví dụ:
Fe3O4 + HNO3→ Fe(NO3)3 + NxOy + H20


(5x – 2y) x 3Fe+8/3 → 3Fe+9/3 + e

1 x xN+5 + (5x – 2y)e → xN+2y/x

(5x-2y)Fe3O4+ (46x-18y)HNO3 → (15x-6y)Fe(NO3)3+NxOy+(23x-9y)H2O

2. Phản ứng có chất hóa học là tổ hợp của 2 chất khử


oNguyên tắc :
Cách 1 : Viết mọi phương trình biểu diễn sự thay đổi số oxi hoá, chú ý
sự ràng buộc hệ số ở hai vế của phản ứng và ràng buộc hệ số trong cùng
phân tử.
Cách 2 : Nếu một phân tử có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hoá có thể
xét chuyển nhóm hoặc toàn bộ phân tử, đồng thời chú ý sự ràng buộc ở vế
sau.

Luyện tập: Cân bằngphản ứng sau :

FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Fe+2 → Fe+3 + 1e
2S-1 → 2S+4 + 2.5e
4 x FeS2 → Fe+3 +2S+4 + 11e
11 x 2O0 + 4e → 2O
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

3. Phản ứng có nguyên tố tăng hay giảm số oxi hoá ở nhiều nấc

oNguyên tắc :
• Cách 1 : Viết mọi phương trình thay đổi số oxi hoá, đặt ẩn số cho từng nấc tăng, giảm số oxi hoá.
• Cách 2 : Tách ra thành hai hay nhiều phương trình ứng với từng nấc số oxi hóa tăng hay giảm.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng sau:
Al + HNO3→ Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O

Cách 1: (3x + 8y) x Al0→ Al+3 + 3e

3 x xN+5 + 3xe → xN+5

3 x 2yN+5 + 8ye → 2yN+1

(3x+8y)Al +(12x+30y)HNO3→(3x+8y)Al(NO3)3+3xNO+3yNO2+(6x+15 y)H2O
Cách 2: Tách thành 2 phương trình :
a x Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
b x 8Al + 30 HNO3 → 8Al(NO3)3 +3N2O + 15H2O

(a+8b)Al + (4a+30b)HNO3 → (a+8b)Al(NO3)3 + a NO + 3b N2O+(2a+15b)H2O


4. Phản ứng không xác định rõ môi trường
oNguyên tắc:
•Có thể cân bằng nguyên tố bằng phương pháp đại số hoặc qua trung gian phương trình ion thu gọn.
•Nếu do gom nhiều phản ứng vào, cần phân tích để xác định giai đoạn nào là oxi hóa khử.
Ví dụ: Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2
Al + H20 → Al(OH)3 + H2

2 x Al0 → Al+3 + 3e
3 x 2H+ + 2e → H2

2Al + 6H20 → 2Al(OH)3 + H2 (1)
2Al(OH)3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + 4H20 (2)
Tổng hợp 2 phương trình trên:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2



thay đổi nội dung bởi: pokco, 10-12-2010 lúc 00:42
Trả Lời Với Trích Dẫn