Phân loại phản ứng hóa học trong hóa vô cơ
Có thể chia các phản ứng hóa học trong hóa vô cơ thành 2 loại như sau:
Phản ứng không thay đổi số oxi hoá
thí dụ: NaOH + HCl = Na + H2O
- Phản ứng thuỷ phân là phản ứng của các chất có liên kết phân cực khi hòa tan trong nước có thể kết hợp với phần phân cực dương Hδ+ và/hay phần phân cực âm OHδ-của nước, làm phân ly nước
thí dụ: Zn2+ + H2O → [ZnOH]+ + Hδ+
- Phản ứng phân hủy là phản ứng trong đó một hợp chất bị phân hủy thành hai hay nhiều chất khác.
thí dụ: 2 HgO = 2 Hg + O2
- Phản ứng thế là phản ứng giữa 1 đơn chất và 1 hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho phân tử của hơp chất
thí dụ: Fe + CuCl2 = FeCl2 + Cu
- Phản ứng trao đổi là phản ứng giữa hai hợp chất trong đó có sự trao đổi các gốc axít.
thí dụ: AgNO3 + NaCl = NaNO3 + AgCl
Phản ứng có thay đổi số oxi hoá
- Phản ứng hóa hợp là phản ứng trong đó hai đơn chất hoá hợp với nhau tạo một hợp chất duy nhất.
thí dụ: 2 H2 + O2=2H2O
- Phản ứng ôxi hoá khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của các chất tạo thành sau phản ứng. Hay : Phản ứng ôxi hóa-khử là phản ứng trong đó có sự chuyển e của một số chất tham gia phản ứng. Chất khử(chất bị ôxi hóa):là chất cho e.Số ôxi hóa tăng sau phản ứng.
thí dụ: Fe + 6 HNO3 = Fe(NO3)3 + 3 H2O + 3 NO2
Các nhánh của hóa vô cơ
Các nhánh chính của hóa vô cơ bao gồm các nhóm sau:
- Khoáng chất như muối, si-li-cát, đá v.v.
- Kim loại và hợp kim như sắt (Fe), đồng (Cu), nhôm (Al), thép, gang v.v
- Các hợp chất của các nguyên tố á kim như ôxi, nitơ, phốt pho, clo v.v thí dụ: nước (H2O), axít sunphuríc (H2SO4) v.v.
- Các phức chất của kim loại. Thí dụ [NiCl4]2-
- Tổng hợp Vô cơ
- Xúc tác Vô cơ
- Hóa Phóng xạ
- Sinh học Vô cơ