Ở trong đề thi đại học ta đều thấy có 1 số câu sắp xếp các chất theo chiều tăng dần(hay giảm dần) về nhiệt độ sôi. Đó là 1 trong số những câu dễ ăn điểm, hi vọng sẽ không ai bỏ qua cái này hết. Sau đây mình xin giới thiệu 1 số quy tắc và lưu ý khi làm bài toán này.
Sắp xếp các chất theo chiều tăng dần (hay giảm dần) của nhiệt độ , nhiệt độ nóng chảy là một chủ đề thường xuyên xuất hiện trong các câu hỏi về hợp chất hữu cơ, đặc biệt là phần các hợp chất hữu cơ có
chứa nhóm chức. Thực ra dạng bài này không hề khó. Các bạn chỉ cần nắm vững
nguyên tắc để so sánh là hoàn toàn có thể làm tốt. Trong bài này mình sẽ post phương án giải quyết vấn đề trên để các bạn tham khảo. Có gì sai sót mong được góp ý. Tiêu chí so sánh nhiệt độ sôi và nóng chảy(nc) của các chất chủ yếu dựa vào 3 yếu tố sau:
1. Phân tử khối: thông thường, nếu như không xét đến những yếu tố khác, chất phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy càng cao.
Ví dụ: metan CH4 và pentan C5H12 thì pentan có nhiệt độ sôi cao hơn.
2. Liên kết Hydro: nếu hai chất có phân tử khối xấp xỉ nhau thì chất nào có liên kết hydro sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn. Về liên kết hydro là gì và tại sao có liên kết hydro thì các bạn click vào
đây để đọc thêm.
3. Cấu tạo phân tử: nếu mạch càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp.
Ví dụ: ta xét hai đồng phân của pentan (C5H12) là n-pentan: CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 và neo-pentan C(CH3)4. Phân tử neo-pentan có mạch nhánh nên sẽ có nhiệt độ sôi thấp hơn đồng phân mạch thẳng là n-pentan. Nguyên nhân là trong thực tế chúng có cấu cấu trúc không gian chứ không phẳng lỳ như trên giấy đâu nhé. Càng phân nhánh càng làm gia tăng “cấu trúc hình cầu” như hình vẽ mà mình minh họa dưới đây.
Các bạn nghĩ xem các hình zig-zag xếp chồng lên nhau hay các quả bóng đặt lên nhau sẽ liên kết với nhau chặt chẽ hơn? Nói chung 2 cái đầu thường được đề cập đến hơn là cái thứ 3.